Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Nguyên Đán 2025? cùng kienthucwiki.com đếm ngược Tết 2025 để biết còn bao nhiêu ngày nhé!
1. Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Nguyên Đán 2025?
Tính từ hôm nay còn khoảng … ngày nữa là đến tết Nguyên Đán 2025 ((bạn có thể xem bên dưới, chính xác đến từng ngày, giờ phút, giây). Hãy xem tiện ích đếm ngược thời gian bên dưới để biết chính xác còn bao nhiêu ngày nữa là đến Tết 2025 nhé!
Code đếm ngược ngày tết Nguyên Đán 2025
Ảnh đẹp rộn ràng ngày tết cổ truyền
2. Cần biết còn mấy ngày nữa đến Tết Nguyên Đán 2025 để làm gì?
Tết Nguyên đán là tết cổ truyền dân tộc, là khoảnh khắc chuyển từ năm cũ sang năm mới, do đó mọi người cần có sự chuẩn bị chu đáo để cùng người thân đón một cái thân đầm ấm và xum vầy. Chính vì vậy công việc cuối năm cực kỳ bận rộn nên nhiều người muốn biết còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Nguyên Đán để chuẩn bị đón một cái tuyệt vời bên gia đình. Hãy cùng nhau đón một cái tết đầm ấm vui vẻ và hạnh phúc bên gia đình nhé!
Xum họp bên gia đình ngày tết âm lịch 2025
3. Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết dương lịch 2025? Đếm ngược ngày đến Tết 2025
Tại thời điểm viết bài thì còn 396 ngày 12 giờ 10 phút nữa là đến tết dương lịch 2025. Các bạn hãy xem code đếm ngược bên dưới để biết chính xác còn mấy ngày nữa là đến tết tây 2025 nhé.
4. Tết Âm lịch 2025 vào ngày mấy Dương?
Tết ất tỵ 2015 ngày mùng 1 tết rơi vào ngày 29/1/2025 dương lịch vào ngày thứ tư.
Mùng 2 tết 2025 vào thứ năm 30/1/2025.
Mùng 3 tết 2025 vào thứ sáu 31/1/2025.
Ảnh đi chợ ngày tết đông vui và nhộn nhịp
5. Tết 2025 được nghỉ mấy ngày?
Sau khi xem code đếm ngược còn bao nhiêu ngày đến tết 2025, chắc chắn các bạn muốn biết Tết Nguyên Đán 2025 được nghỉ mấy ngày. Hãy cùng kienthucwiki.com tham khảo lịch nghỉ tết dương lịch và tết nguyên đán theo thông tin bên dưới đây nhé (Đây chỉ là thông tin tham khảo bởi vì gần tết mới có lịch chính thức do Thủ tướng chính phủ phê duyệt căn cứ đề xuất của Bộ LĐTB&XH):
5.1 Lịch nghỉ Tết Nguyên Đán 2025
Theo Bộ Luật lao động năm 2019 và Theo lịch dương tháng 1/2025 thì tết âm lịch rơi vào các ngày: mùng 1 thứ tư 29/1/2025, mùng 2 thứ năm 30/1/2025, mùng 3 thứ năm 31/1/2025, tiếp theo là các ngày nghỉ cuối tuần thứ 7, chủ nhật. Như vậy căn cứ vào Bộ luật lao động thì cán bộ công nhân viên chức, người lao động được nghỉ 1 ngày cuối năm là thứ 3 như vậy Tết âm 2025 lịch dự kiến được nghỉ khoảng 9 ngày: từ ngày 25/1/2025 (tức là ngày 26 tháng chạp năm giáp thìn) đến hết ngày 2/2/2025 (tức là 5 tháng 2 năm giáp tỵ).
Tết âm lịch là tết cổ truyền của người dân á đông nói chung và người Việt Nam nói chung là dịp để mọi người xum họp bên gia đình sau một năm học tập và làm việc xa gia đình. Thật tuyệt vời khi năm nay dự kiến có một lịch nghỉ tết dài khoảng 9 ngày, để các bạn có thời gian cho gia đình và nghỉ ngơi để chuẩn bị một năm mới đầy khởi sắc.
Bánh trưng ngày tết
5.2. Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025
Theo lịch âm dương thì Tết dương lịch 2025 là ngày thứ tư 01/01/205. Theo luật lao động thì người lao động 2019 do tết dương lịch rơi vào thứ tư nên người lao động chỉ được nghỉ 1 ngày nguyên lương.
6. Tết Âm lịch là gì?
Tết Nguyên Đán, còn được biết đến với nhiều tên gọi thân thương, qquen thuộc như: Tết âm lịch, Tết ta, hay Tết cổ truyền, là một phần quan trọng trong văn hóa của các dân tộc thuộc vùng Đông Á. Đây không chỉ là dịp lễ lớn đánh dấu sự bắt đầu của năm mới theo lịch âm, mà còn là khoảnh khắc t thiên liêng chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, nối kết truyền thống và hiện đại, giữa quá khứ và tương lai.
Tết âm lịch trong văn hóa Đông Á, các quốc gia như Trung Quốc, Việt Nam, và bán đảo Triều Tiên vẫn duy trì mạnh mẽ truyền thống này. Ngược lại, Nhật Bản đã lựa chọn không tiếp tục tổ chức Tết Nguyên Đán theo truyền thống, tuy nhiên, những giá trị văn hóa mà Tết mang lại vẫn được nhiều người Nhật quan tâm và gìn giữ theo cách riêng của họ.
Phong Tục Trước và Trong Tết
Ở Việt Nam, Tết Nguyên Đán không chỉ là ngày lễ, mà còn là dịp để mọi người thể hiện lòng hiếu kính và tưởng nhớ đến tổ tiên, là dịp để gia đình xum vầy, tham hỏi, chúc nhau những lời tốt đẹp nhất. Trước ngày Tết, người Việt có phong tục cúng Táo Quân vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch và tổ chức cúng tất niên vào ngày 29 hoặc 30 cùng tháng.
Khoảng thời gian này không chỉ là dịp cho mọi người nghỉ ngơi và tận hưởng, mà còn là cơ hội để du xuân, thăm hỏi người thân, bạn bè, và gửi những lời chúc tốt đẹp nhất cho một năm mới an khang, thịnh vượng.
Lịch nghỉ tết Nguyên Đán của Việt Nam
Tết Nguyên Đán theo luật thì được nghỉnhất là 05 ngày và được hưởng nguyên lương, nhưng thường kéo dài từ 7 đến 8 ngày, bao gồm trùng cả những ngày cuối tuần. Đây là dịp để mọi người ngưng lại mọi công việc, tận hưởng không khí vui vẻ, ấm áp bên gia đình và bạn bè.
Trong tinh thần của Tết, mỗi khoảnh khắc trở nên quý giá, mỗi nụ cười và lời chúc tốt đẹp đều góp phần tạo nên không khí ấm áp, hạnh phúc cho một năm mới tràn đầy hy vọng và thành công.
7. Ý nghĩa của Tết Nguyên Đán
Tết Nguyên Đán ở Việt Nam thường hay còn gọi là Tết Âm lịch, Tết cổ truyền, Tết Ta, Tết Cả, hoặc đơn giản là Tết, không chỉ là một dịp lễ lớn đầu năm mới theo lịch âm ở Việt Nam mà còn mang ý nghĩa sâu sắc trong văn hóa của nhiều quốc gia Châu Á, Đông Nam Á như Singapore, Trung Quốc, Triều Tiên,.. và nhiều nước khác.
Nguồn Gốc của Tên Gọi “Tết Nguyên Đán”
Từ “Tết” trong tiếng Hán – Việt là cách đọc của chữ “tiết”, còn “nguyên” có nghĩa là sự khởi đầu, mở đầu, và “đán” có nghĩa là buổi sáng. Vì vậy, “Tết Nguyên Đán” hay “Tiết Nguyên Đán” mang ý nghĩa ngày lễ đánh dấu sự khởi đầu của một năm mới, một sáng sớm mới đầy hy vọng và khởi đầu tốt lành.
Hoạt Động Truyền Thống Trong Tết Nguyên Đán
Khi Tết Nguyên Đán đến, mọi người trong gia đình Việt Nam thường sum vầy bên nhau, tạo nên không khí ấm áp và gắn kết. Họ cùng nhau chuẩn bị mâm cỗ Tết, trang trí nhà cửa, gói bánh chưng, bánh Tét, làm mứt, pha trà và thưởng thức các chương trình giải trí mang đậm không khí Tết. Đây cũng là dịp để mọi người cùng nhau ôn lại những kỷ niệm của năm cũ và chia sẻ niềm hy vọng, kỳ vọng vào năm mới.
Mâm Cỗ Tết và Những Món Ăn Truyền Thống
Một số món ăn không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên Đán gồm:
- Nem rán (chả giò): Một món ăn đặc trưng, thường được làm từ thịt, mỳ, nấm và các loại rau, cuốn trong bánh tráng và chiên giòn.
- Xôi gấc: Xôi màu đỏ từ quả gấc, biểu tượng cho sự may mắn, thịnh vượng.
- Thịt kho tàu: Món thịt heo kho với trứng, mang hương vị đậm đà, thường được ăn cùng cơm trắng hoặc bánh mì.
- Dưa món: Một loại dưa muối chua ngọt, thường đi kèm với các món nguội.
- Dưa giá: Dưa chuột và giá đỗ muối chua, một món ăn nhẹ nhàng nhưng đầy hương vị.
Mâm cỗ ngày tết
Tết Nguyên Đán không chỉ là dịp để thưởng thức các món ăn truyền thống, mà còn là cơ hội để mọi người cùng nhau chia sẻ niềm vui và hy vọng vào một khởi đầu mới. Đây chính là dịp lễ quan trọng nhất trong năm, một thời điểm để mỗi người Việt Nam dành thời gian cho gia đình, bạn bè và tự mình, nhắc nhở về giá trị của sự sum vầy và tình.
8. Mâm ngũ quả ngày Tết Nguyên Đán tại Việt Nam
Mâm ngũ quả là một phần không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên Đán ở Việt Nam, mang đậm ý nghĩa văn hóa và tâm linh của người dân. “Ngũ quả” trong tiếng Việt có nghĩa là “năm loại quả”, biểu trưng cho mong ước về sự sung túc, thịnh vượng và hạnh phúc trong năm mới.
Mỗi vùng miền ở Việt Nam có một cách chọn và sắp xếp mâm ngũ quả khác nhau, phản ánh đặc trưng văn hóa địa phương. Ở miền Bắc, mâm ngũ quả thường bao gồm: chuối, bưởi, đu đủ, quýt và táo hoặc lê. Người dân tin rằng, sự kết hợp của các loại quả này không chỉ mang lại một màu sắc hài hòa, mà còn có ý nghĩa phong thủy, thu hút may mắn và tài lộc.
Trong khi đó, ở miền Nam, mâm ngũ quả thường được chọn lựa với những loại quả mang tên gọi đẹp và ý nghĩa tốt lành như: sung, dừa, đu đủ, xoài, măng cụt. Cách sắp xếp mâm ngũ quả ở miền Nam thường theo hình tháp, tượng trưng cho sự phát triển không ngừng.
Không chỉ là một phần trang trí cho không gian ngày Tết, mâm ngũ quả còn thể hiện lòng biết ơn của con người đối với thiên nhiên, mong muốn một năm mới an lành, mưa thuận gió hòa và mùa màng bội thu. Mỗi loại quả trên mâm không chỉ là thực phẩm, mà còn chứa đựng những thông điệp tích cực và mong muốn tốt đẹp nhất mà mỗi gia đình muốn gửi gắm vào năm mới.
Hãy cùng chúng tôi tham khảo những loại trái cây thường làm mâm ngũ quả và ý nghĩa của từng loại bên dưới đây nhé:
STT | Loại trái cây | Ý nghĩa |
1 | Sung | Đủ đầy, sung túc, tiền bạc vô như nước |
2 | Mãng cầu | Cầu cho mọi điều được như ý |
3 | Đu đủ | Thịnh vượng và đầy đủ |
4 | Dừa | Không thiếu gì cả, tất cả đủ xài |
5 | Thơm (Dứa, khóm) | May mắn và thơm tho |
6 | Xoài | Tiền xài không bị thiếu, cuộc sống thịnh vượng và sung túc |
7 | Bưởi | Tượng trưng cho sự sum họp, đoàn tụ gia đình |
8 | Phật thủ | Bàn tay của phật che chở cho cuộc sống |
9 | Quất (tắc, hạnh), cam, quýt | Thịnh vượng, may mắn và hạnh phúc |
10 | Chuối | Bàn tay ngửa luôn bảo bọc và bình an |
11 | Lựu | Con cháu đầy đàn, thịnh vượng và trường thọ |
12 | Hồng | Tươi mới, hồng hào và thành công |
13 | Dưa hấu | Trung trực, viên mãn và tốt đẹp |
14 | Thanh long | Rồng may hội tụ, may mắn |
15 | Nho | Bội thu và dồi dào mọi thứ |
9. Quà tặng dịp Tết Nguyên Đán ý nghĩa
Dưới dây là những món quà thật sự ý nghĩa trong dịp tết nguyên đán 2025, bạn có thể tham khảo:
Quà Tết | Tặng cho | Ý nghĩa |
Cây và hoa Tết | Người thân | Các loài cây thường được mọi người yêu thích và chưng trong nhà, ngoài đường như: cây mai, đào, quất (tắc), cúc vàng,… Khi chúng ta gửi tặng các loại hoa ngày cho người thân thì đó cũng như là lời chúc may mắn, sức khỏe, tiền tài đến cho họ dịp năm mới |
Bánh chưng, bánh tét | Người thân | Việc gói và nấu bánh chưng, bánh tét được xem là một phong tục truyền thống của Việt Nam. Hành động tặng bánh chưng hoặc bánh tét chính là để thờ cúng tổ tiên, cầu mọi điều no đủ và sung túc cho năm mới |
Quần áo mới | Người thân | Khi các bạn tặng những thứ như: áo mới, khăn lụa,… cho người lớn tuổi vào dịp Tết thì đó được xem là lời cầu chúc cho họ được nhiều sức khỏe dịp xuân sang |
Giỏ quà Tết | Đồng nghiệp, bạn bè | Khi dành tặng quà Tết cho đồng nghiệp hay bạn bè thì cũng không đòi hỏi quà đói phải có giá trị cao nhưng cũng đừng bình thường quá. Một trong số các món quà hợp lý chính là giỏ quà Tết. Nó giúp mối quan hệ của bạn với bạn bè, đồng nghiệp càng thêm gắn bó hơn |
Trái cây Tết, tạo hình | Đối tác, sếp | Ngày nay, nhiều người rất ưa chuộng các loại trái cây hình thù độc lạ để tặng người khác vào ngày Tết. Những loại quả có hình thù lạ mắt và độc đáo như: bưởi bàn tay Phật, bưởi hồ lô, dưa hấu thỏi vàng,… là các quà tặng rất hay cho các sếp hoặc đối tác |
10. Những việc cần làm chuẩn bị trước tết
Chuẩn bị cho Tết Nguyên Đán, là ngày lễ truyền thống quan trọng nhất của Việt Nam, đòi hỏi sự chu đáo và tỉ mỉ. Dưới đây là danh sách những công việc cần làm để chuẩn bị cho Tết:
- Dọn Dẹp Nhà Cửa: Việc dọn dẹp, tân trang nhà cửa không chỉ mang ý nghĩa vệ sinh mà còn tượng trưng cho việc loại bỏ những điều không may mắn, cũ kỹ của năm cũ, đón chào sự mới mẻ, may mắn của năm mới.
- Mua Sắm Tết: Đi chợ mua các nhu yếu phẩm cần thiết cho ngày Tết như thực phẩm, đồ trang trí, quần áo mới. Đây cũng là dịp để mua sắm những thứ cần thiết cho mâm cỗ Tết và các hoạt động lễ nghi.
- Sắp Xếp Mâm Ngũ Quả: Chuẩn bị mâm ngũ quả với năm loại quả khác nhau, tùy theo phong tục của từng vùng miền, thể hiện sự sung túc và mong ước tốt lành cho năm mới.
- Gói Bánh Chưng/Bánh Tét: Ở nhiều gia đình Việt, việc gói bánh chưng hoặc bánh tét là một phần quan trọng của việc chuẩn bị Tết, thể hiện sự kết nối gia đình và truyền thống.
- Chuẩn Bị Mâm Cỗ Tết: Nấu các món ăn truyền thống cho mâm cỗ Tết như thịt kho tàu, xôi gấc, nem rán, và các loại mứt.
- Trang Trí Nhà Cửa: Trang trí nhà cửa bằng hoa mai hoặc hoa đào (tùy theo miền), đèn lồng, câu đối và các vật dụng trang trí khác để tạo không khí Tết.
- Đặt Lịch Thăm Hỏi Người Thân và Bạn Bè: Sắp xếp thời gian và kế hoạch để thăm hỏi, chúc Tết người thân, bạn bè, đồng nghiệp.
- Thanh Toán Nợ Nần: Theo truyền thống, người Việt thường cố gắng thanh toán mọi nợ nần trước Tết để bắt đầu năm mới với một bảng trang sạch sẽ.
- Cúng Ông Táo: Thực hiện nghi lễ cúng Ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp (âm lịch), gửi Ông Táo về trời báo cáo với Ngọc Hoàng về tình hình gia đình trong năm qua.
- Chuẩn Bị Lì Xì: Chuẩn bị tiền lì xì trong bao lì xì đỏ để tặng cho trẻ em và người lớn tuổi trong ngày Tết, tượng trưng cho may mắn và sự phát đạt.
Việc chuẩn bị cho Tết là quá trình đầy niềm vui và ý nghĩa, thể hiện lòng kính trọng đối với truyền thống và sự quan tâm đến gia đình và cộng đồng.
11. Những câu hỏi nhanh về Tết Nguyên Đán 2025
11.1. 30 Tết 2025 là ngày mấy Dương lịch?
Ngày 30 Tết của Tết âm lịch 2025 rơi vào thứ ba 28/1/2025 Dương lịch.
11.2. Mùng 1 tết 2025 là ngày mấy Dương lịch?
Mùng 1 Tết Nguyên đán 2025 rơi vào thứ tư 29/1/2025 dương lịch
11.3. Tết 2025 là Tết con gì?
Năm 2025 theo âm lịch là năm Ất Tỵ, cũng chính là năm của con Rắn.
Các bạn có thể đọc thêm: Năm 2025 là năm con gì và mệnh gì? Con sinh năm 2025 hợp với bố mẹ tuổi gì?
11.4. Tết âm lịch tiếng anh là gì?
Tết âm lịch trong tiếng Anh là Lunar New Year.
Ngoài ra bạn có thể đọc thêm bài viết: Năm 2025 tuổi nào phạm thái tuế và cách hóa giải
Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết: Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Nguyên Đán 2025? Đếm ngược Tết 2025. Bao gồm cả code đếm ngược giúp bạn có thể biết được còn bao nhiêu ngày nữa đến tết nguyên đán 2025, lịch nghỉ tết và một số thông tin chi tiết thú vị về ngày tết hi vọng giúp ích cho các bạn để có thể chuẩn bị cho một cái tết chú đáo nhất bên gia đình.